Mười lý do cần có một website khi kinh doanh
** Bài viết này loại trừ khi bạn là chủ một cơ sở kinh doanh nhỏ và chỉ muốn thương hiệu của bạn phát triển ở mức như vậy mà thôi **
Ngày nay, xây dựng website kinh doanh hoặc cửa hàng thương mại điện tử dễ dàng hơn bao giờ hết: chi phí không nhiều, bạn không cần phải biết lập trình hay thiết kế, cửa hàng trực tuyến của bạn không bị giới hạn về thời gian kinh doanh, và đó là một trong số những nơi tốt nhất để quảng cáo.
Sở hữu một website kinh doanh không chỉ là bán sản phẩm và dịch vụ - nó cũng là nơi cung cấp thông tin hữu ích cho các khách hàng tiềm năng của bạn lui tới.
Bạn vẫn không chắc chắn là việc có một website sẽ giúp bạn phát triển kinh doanh?
Đây sẽ là 10 lý do mà mọi cơ sở kinh doanh cần một website.
1. Khách hàng của bạn muốn
Chỉ riêng điều này cũng đủ để bạn ra quyết định làm một website. 6/10 người tiêu dùng muốn các nhãn hiệu cung cấp các nội dung sản phẩm và công việc kinh doanh của họ thông qua những hình thức trực tuyến, và một nửa số đó đi thẳng tới trang web cung cấp thông tin sản phẩm của nhãn hàng.
Nếu bạn không có website thì những khách hàng – nô lệ công nghệ số ngày nay có thể tìm tới nơi khác bởi vì bạn không ở ngay tầm mắt của họ.
2. Cung cấp minh chứng xã hội
90% người tiêu dùng phản hồi rằng các review trực tuyến tác động tới quyết định mua hàng của họ.
Bạn phản hồi trên các trang review như Foody, Kênh 14,… nhằm dẫn dắt các review về thương hiệu của mình, nhưng bạn có thể một tên trúng 2 đích khi có website của riêng mình.
Kể từ lúc người mua tiềm năng vừa nhìn thấy bạn, bao gồm những khách hàng đóng góp trên trang của bạn là một cách tuyệt vời để gây ấn tượng với những người mua tiềm năng.
3. Bạn kiểm soát thông tin
Sự thật là bạn không thể kiểm soát những gì người khác nói về bạn trên trang xã hội, nhưng bạn có thể tác động tới quan điểm của đám đông bằng cách tạo ra chính câu chuyện của bạn thông qua website.
Một blog công ty giúp các chủ doanh nghiệp đưa thông điệp, sứ mệnh và cá tính của họ tới khách hàng mục tiêu nhanh hơn là in quảng cáo hoặc những thư chào mời.
Thêm vào đó, liên kết với Facebook, Twitter, Instagram và các nền tảng mạng xã hội khác giúp chia sẻ nội dung tới người ghé thăm trang web - những người có hứng thú với bài viết của bạn dễ dàng hơn.
4. Tạo nhiều lợi ích với mức chi phí thấp.
Khi bạn tạo ra một website, bạn định vị công ty của bạn tiếp cận với hàng ngàn khách hàng tiềm năng nhiều hơn khi sử dụng thư quảng cáo truyền thống.
5. Bạn không cần biết lập trình hoặc kỹ năng công nghệ.
Bởi vì các dịch vụ và công cụ làm website sẽ hướng dẫn bạn, thậm chí là làm thay bạn những phần việc khó khăn và chán nản này.
6. Đối thủ của bạn đã có website riêng.
Thông thường khách hàng bắt đầu hành trình mua sắm của họ bằng việc nghiên cứu và tìm kiếm các đề xuất từ rất nhiều nguồn hầu hết là trên internet (các trang tìm kiếm và mạng xã hội).
Nghiên cứu cho thấy rằng một ngày kia một người khách hàng có ý tưởng về cái mà họ cần hoặc muốn, họ bắt đầu tìm kiếm, và 72% trong số họ sẽ lên mạng để tìm hiểu chất liệu, các nhận xét và bằng chứng.
Và thật là đáng tiếc khi bạn không thể tiếp cận với 72% khách hàng chỉ vì bạn không có website trong khi đối thủ của bạn đã cho website hoạt động.
7. Không bao giờ phải treo thông báo “ngừng phục vụ”
Không ai muốn làm việc vào lúc 12 giờ đêm, nhưng một số người thích mua sắm sau giờ đó. Sở hữu một website kinh doanh hoặc một cửa hàng thương mại điện tử có nghĩa rằng bạn có thể bán hàng mọi lúc - không còn là từ 8 giờ sáng tới 10 giờ tối.
Một cửa hàng trực tuyến có thể mang lại sự tăng trưởng mạnh mẽ trong bán hàng, đặc biệt là khi bạn tác động vào những khách hàng bổ sung không bị giới hạn về mặt địa lý. Sự xuất hiện trực tuyến của bạn cũng hỗ trợ cho chiến dịch quảng bá, dịch vụ khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, nhận diện thương hiệu, và hầu hết những thành phần khác của dòng thu nhập.
Việc kết hợp website của bạn với các công cụ marketing, như “Thư quảng cáo”, giúp bạn tiếp cận tới các khách hàng mới và nhân rộng mô hình kinh doanh.
8. Bạn sẽ xuất hiện trên bảng tìm kiếm của Google
Có rất nhiều yếu tổ ảnh hưởng tới quyết định mua sắm của khách hàng. Thông thường họ sẽ tìm kiếm các thông tin về hàng hóa trên Google bằng một hay nhiều từ khóa. Ví dụ: Nếu muốn tìm mua giày họ sẽ gõ “Những mẫu giày da tốt nhất” hoặc nếu họ biết chính xác thứ họ cần thì từ khóa sẽ là “ giày da nữ Hồng Hạnh/ Vascara...”.
Nếu bạn không có một website, cơ hội để xuất hiện trên các công cụ tìm kiếm là bằng “0”. Nhưng nếu bạn có một website, bạn có thể tối ưu nó để phù hợp với các công cụ tìm kiếm hoặc là mạnh tay chi tiền quảng cáo để bạn luôn xuất hiện trên top tìm kiếm, bằng cách đó gia tăng cơ hội xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm nổi bật của google và có nhiều cơ hội rơi vào tầm ngắm của các khách hàng tiềm năng.
9. Tạo ra nguồn lực tập trung cho đội ngũ nhân viên của bạn
Thêm vào đó để tăng tính dịch vụ khách hàng, trang web của bạn cũng có thể trang bị cho nhân viên của mình bằng cách tạo ra một trang vệ tinh (trang mà không hiển thị ở bất cứ đâu, không thể tìm thấy trừ khi có ai đó được cung cấp đường dẫn) cùng với các đoạn phim tự làm, giới thiệu về nguyên vật liệu, hoặc thậm chí các biểu mẫu nội bộ để giúp cho đội ngũ nhân viên học mọi thứ họ cần biết để phục vụ công việc hàng ngày.
10. Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn.
Bạn không chỉ đưa các sản phẩm hoặc tung ra các dịch vụ với nội dung chi tiết và hình ảnh đẹp mà bạn còn có thể cung cấp các đoạn phim hướng dẫn hoặc file hướng dẫn định dạng PDF có thể tải xuống để giúp các khách hàng còn đang do dự không có lý do từ chối mua hàng.
** Trích nguồn: https://blogs.constantcontact.com/small-business-website/
Cần trợ giúp để lập một trang web?
Nếu bạn chưa từng tạo website, bạn không hiểu về công nghệ, hoặc đơn giản là bạn có ý tưởng nhưng không muốn làm vì quá bận hay bạn muốn quảng cáo, bạn có thể liên hệ với Webtructuyen.vn để nhận được tư vấn (tư vấn là hoàn toàn miễn phí).
Gửi bình luận của bạn
Đăng nhập để bình luận